NHỮNG QUÁI VẬT TIỀN SỬ KHÔNG NGÁN KHỦNG LONG BẠO CHÚA T

Share:

Khủng long bạo chúa, loài khủng long ăn thịt có kích thước bằng xe buýt trường học, tung hoành trong kỷ Phấn trắng với dân số lên tới 2,5 tỉ con.

Bạn đang đọc: Những quái vật tiền sử không ngán khủng long bạo chúa t


Khủng long bạo chúa, loài khủng long ăn thịt có kích thước bằng xe buýt trường học, tung hoành trong kỷ Phấn trắng với dân số lên tới 2,5 tỉ con.

Tổng số khủng long bạo chúa hay Tyrannosaurus rex (T.rex), trong suốt 2,4 triệu năm tồn tại trên trái đất được các nhà nghiên cứu công bố hôm 15.4 trên tạp chí Science.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các yếu tố bao gồm quy mô phân bổ địa lý, khối lượng cơ thể, mô hình sinh trưởng, tuổi thọ, thời gian của một thế hệ và tổng thời gian mà khủng long bạo chúa tồn tại trước khi tuyệt chủng 66 triệu năm trước.

Các nhà nghiên cứu cũng chú ý đến một học thuyết gọi là luật Damuth liên kết dân số với khối lượng cơ thể: Động vật càng lớn thì số lượng cá thể càng ít.

Kết quả phân tích này cho thấy tổng số cá thể khủng long bạo chúa từng tồn tại là khoảng 2,5 tỉ, với khoảng 20.000 con trưởng thành sống tại một thời điểm.

Hóa thạch của hơn 40 cá thể T.rex đã được phát hiện kể từ khi loài này được mô tả lần đầu năm 1905. Những hóa thạch "quái vật" khổng lồ thời tiền sử này cung cấp nhiều thông tin quý cho các nhà khoa học.

Xem thêm: Doraemon Và Chú Khủng Long Lạc Loài, Xem Phim Nôbita Và Chú Khủng Long Lạc Loài

Khủng long bạo chúa được xem là một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất, có hộp sọ dài khoảng 1,5 mét, bộ hàm đồ sộ và cơ bắp với lực cắn có khả năng nghiền nát xương, miệng có răng cưa to cỡ quả chuối, khứu giác nhạy bén, đôi chân khỏe và chi trước nhỏ bé chỉ có hai ngón.

Cho tới nay, T.rex lớn nhất được biết đến là mẫu vật có tên Sue tại Bảo tàng Field ở Chicago, Mỹ. Sue dài 12,3 mét, nặng ước tính khoảng 9 tấn và sống được khoảng 33 năm.

Nghiên cứu mới đặt trọng lượng của trung bình khủng long bạo chúa trưởng thành là 5,2 tấn, tuổi thọ trung bình 28 năm, thời gian thế hệ tại 19 năm, tổng số của các thế hệ của loài vào khoảng 125.000 và phạm vi địa lý khoảng 2,3 triệu km2.

Các nhà nghiên cứu tính toán mật độ dân số trung bình khoảng 1 con khủng long bạo chúa trên 100 km2.

Hóa thạch khủng long bạo chúa đã được tìm thấy ở các tỉnh Alberta và Saskatchewan của Canada và các bang Montana, Wyoming, Nam Dakota, Bắc Dakota, Utah, Colorado, New Mexico và Texas của Mỹ. Khủng long bạo chúa được cho là đã kết thúc sự tồn tại trên trái đất khi một thiên thạch lao xuống Mexico, tiêu diệt 3/4 loài trên trái đất.

Nhà cổ sinh vật học Charles Marshall - trưởng nhóm nghiên cứu, giám đốc Bảo tàng Cổ sinh vật học cùng với Giáo sư sinh học tích hợp Berkeley, Đại học California, cho biết, dù có sự không chắc chắn rất lớn trong các ước tính và một số giả thiết có thể bị các nhà cổ sinh vật học khác phản đối, nhưng nghiên cứu này là một nỗ lực đáng giá để mở rộng hiểu biết về loài khủng long nổi tiếng này. Ông Marshall cho rằng, công thức này có thể được áp dụng cho nghiên cứu các loài động vật đã tuyệt chủng khác.

Nhà cổ sinh vật học Ashley Poust của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên San Diego, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay, dù 2,5 tỉ cá thể khủng long bạo chúa là con số rất lớn nhưng nó chỉ tương đương với khoảng 1/3 dân số hiện nay của trái đất và 20.000 con sinh sống một thời điểm chỉ tương đương với một thị trấn nhỏ.

Bài viết liên quan