Lý Lịch Đảng Viên Mẫu 1 Hsđv

Share:

Tôi đang tìm hiểu về việc kết nạp Đảng viên và nghe nói sẽ phải khai thông tin lý lịch Đảng viên. Vậy cho tôi hỏi mẫu lý lịch Đảng viên mới nhất hiện nay là mẫu nào và có quy định nào hướng dẫn cách khai lý lịch Đảng viên không? Câu hỏi của chị Trinh (Hải Phòng).

Bạn đang đọc: Lý lịch đảng viên mẫu 1 hsđv


*
Mục lục bài viết

Lý lịch Đảng viên là gì?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào giải thích về lý lịch Đảng viên, tuy nhiên có thể hiểu lý lịch Đảng viên là tờ khai chi tiết về tiểu sử của bản thân và những cá nhân khác có mối quan hệ mật thiết với người muốn vào Đảng như vợ, chồng, anh chị em, ông bà…

Do đó, có thể thấy lý lịch Đảng viên là một trong những giấy tờ quan trọng đối với mỗi Đảng viên.

Ngoài ra, lý lịch Đảng viên còn làm rõ những vấn đề khác như lịch sử chính trị, về việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,... của người đó.

Chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BNV, hồ sơ lý lịch Đảng viên chính là hồ sơ gốc của công chức.

Trường hợp các thành phần hồ sơ thống nhất thông tin thì người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức xác nhận, chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ công chức và báo cáo cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định.

Nếu sau khi công chức kê khai, hoàn thiện hồ sơ nhưng giữa các thành phần hồ sơ không thống nhất thông tin thì cơ quan sử dụng công chức ban hành quyết định thực hiện việc kiểm tra, xác minh, sau đó báo cáo kết luận việc kiểm tra, xác minh để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định thống nhất thông tin hồ sơ bằng văn bản.

Lưu ý: Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh của công chức theo tuổi khai trong hồ sơ lý lịch Đảng viên khi được kết nạp Đảng thì không sửa chữa, điều chỉnh ngày, tháng, năm sinh trong hồ sơ công chức.

*

Lý lịch Đảng viên mới nhất hiện nay là mẫu nào theo quy định? Hướng dẫn cách viết lý lịch Đảng viên? (Hình từ Internet)

Lý lịch Đảng viên được dùng cho những mục đích gì?

Theo đó, lý lịch Đảng viên là hồ sơ cần có khi:

- Dùng để xem xét kết nạp Đảng;

- Kết nạp Đảng;

- Công nhận chính thức Đảng viên;

- Bổ sung hồ sơ Đảng viên hằng năm và khi chuyển sinh hoạt Đảng chính thức;

Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của lý lịch Đảng viên khi loại hồ sơ này theo Đảng viên từ khi xem xét kết nạp Đảng viên cho đến khi trở thành Đảng viên chính thức và vẫn được sử dụng để bổ sung hồ sơ Đảng viên hàng năm cũng như khi chuyển sinh hoạt Đảng chính thức.

Lý lịch Đảng viên mới nhất hiện nay là mẫu nào?

Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Chương I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 quy định mẫu lý lịch Đảng viên là Mẫu 1- HSĐV ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022:

*

Cụ thể sau khi được kết nạp vào Đảng, đảng viên khai lý lịch để tổ chức đảng quản lý, lý lịch sẽ gồm 24 trang với nội dung cụ thể như sau:

- Trang 1 : Sơ lược lý lịch.

- Trang 2 : Lịch sử bản thân.

- Trang (3 đến 9): Những công việc, chức vụ đã qua.

- Trang 10 : Đặc điểm lịch sử.

- Trang 11 : Những lớp đào tạo, bồi dưỡng đã qua.

- Trang 12 : Đi nước ngoài.

Xem thêm: Shop Quần Áo Vest Bé Trai Hà Nội, Áo Vest Bé Trai Hà Nội

- Trang 13 : Khen thưởng.

- Trang 14 : Kỷ luật.

- Trang (15 đến 23) : Hoàn cảnh gia đình.

- Trang 24 : Cam đoan ký tên và chứng nhận của cấp ủy cơ sở.

Hướng dẫn cách viết lý lịch Đảng viên được quy định thế nào?

Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022 hướng dẫn viết lý lịch Đảng viên cụ thể như sau:

- Các nội dung từ 1 (họ và tên đang dùng) đến 21 (kỷ luật) ghi như hướng dẫn về khai lý lịch của người xin vào Đảng; riêng mục 22 (hoàn cảnh gia đình) phần khai về anh, chị em ruột, các con và anh, chị em ruột vợ (hoặc chồng) chỉ cần ghi họ và tên, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp; việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phần khai về ông, bà nội ngoại chỉ ghi những người có đặc điểm chính trị ảnh hưởng tốt, xấu với bản thân. Ví dụ: Là Lão thành cách mạng, Anh hùng... hoặc có tội ác, bị cách mạng xử lý.

- Mục 14. Ngày và nơi kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp: Ghi rõ ngày, tháng, năm cấp có thẩm quyền ra quyết định kết nạp vào Đảng.

+ Ngày và nơi kết nạp vào Đảng: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi tổ chức lễ kết nạp vào Đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).

+ Ngày và nơi công nhận chính thức: Ghi rõ ngày, tháng, năm và nơi được công nhận chính thức (chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện, tỉnh hoặc cơ quan Trung ương).

- Cam đoan - Ký tên: Ghi như mục 24 trong lý lịch của người xin vào Đảng.

- Chứng nhận của cấp ủy cơ sở: Có 2 mức chứng nhận:

+ Nếu cấp ủy đã thẩm tra, kết luận đúng sự thật thì ghi: “Chứng nhận lý lịch của đồng chí... khai tại đảng bộ, chi bộ cơ sở... là đúng sự thật”.

+ Nếu cấp ủy chỉ đối khớp với lý lịch của người xin vào Đảng hoặc lý lịch cũ của đảng viên thấy đúng thì ghi: “Chứng nhận lý lịch của đồng chí... theo đúng lý lịch của người xin vào Đảng (hoặc lý lịch cũ)”.

Ghi ngày, tháng, năm, chức vụ, họ và tên đồng chí bí thư hoặc phó bí thư, ký tên, đóng dấu của cấp ủy cơ sở.

Trường hợp cấp ủy cơ sở chưa có con dấu, thì cấp ủy cấp trên trực tiếp xác nhận chữ ký, ghi rõ chức vụ, ký tên, đóng dấu.

Bài viết liên quan