Vẽ bìa truyện cổ tích lớp 8

Share:

Làm cách nào để người xem có thể thông qua bức tranh mà đoán được câu chuyện cổ tích bạn đang nói đến? Nếu giải quyết được vấn đề này, chắc chắn bức vẽ của bạn sẽ được đánh giá cao. Với những dạng đề tài về tranh minh họa truyện cổ tích, bên cạnh năng khiếu mỹ thuật, bạn cần phải có khả năng tư duy và vốn hiểu biết nhất định.

Bạn đang đọc: Vẽ bìa truyện cổ tích lớp 8

Khi nắm rõ nội dung cốt truyện, bạn sẽ biết cách chọn lọc những chi tiết tiêu biểu mà chỉ cần nhìn vào, người ta sẽ biết ngay bạn đang vẽ truyện cổ tích nào. Do đó, trước khi đặt bút vẽ một truyện cổ tích nào đấy, bạn nên tham khảo qua nội dung để nắm rõ diễn biến cốt truyện nhé.

1. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Sọ Dừa

Sọ Dừa là một câu chuyện dân gian quen thuộc với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Câu chuyện là bài học khuyên răn con người về cách sống và cách cư xử trong xã hội. Truyện Sọ Dừa có mô típ thường thấy trong các tác phẩm truyện cổ tích khác đó là nhân vật chính có hoàn cảnh đặc biệt, sau đó vươn lên theo triết lý nhân quả “ở hiền gặp lành”, trong khi các nhân vật ác thì “gieo gió gặt bão”.

*

Sọ Dừa là một người mang lốt vật, có hình hại dị dạng và bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Tuy nhiên, Sọ Dừa là người có phẩm chất đạo đức tốt và tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp và sống cuộc đời hạnh phúc. Do đó, truyện Sọ Dừa đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

2. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích chú Cuội

Sự tích chú Cuội cung trăng là một truyền thuyết do người xưa nghĩ ra để giải thích hiện tượng trăng tròn vào những ngày rằm, hoặc khi mặt trăng có hình dạng lưỡi liềm. Khi quan sát mặt trăng sẽ thấy có hình ảnh giống như một cây đa và một chú Cuội ngồi trên đó.

*

Bên cạnh đó, thông qua hình tượng cung trăng và cây đa, sự tích chú Cuội gợi lên trong mỗi chúng ta nỗi nhớ quê hương da diết mỗi lần đi xa hoặc khi phải sống lập nghiệp xa quê hương.

Xem thêm: Truyện Cổ Tích Hay Cho Bé

3. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Tấm Cám

Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích được truyền miệng trong dân gian đã rất quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Truyện cổ tích Tấm Cám được lồng ghép vào chương trình giáo dục bậc mầm non và tiểu học để truyền tải bài học quý báu về cách đối nhân xử thế và ứng xử với mọi người xung quanh. 

*

Bên cạnh đó, truyện Tấm Cám cũng đề cao đức tính làm người “ở hiền gặp lành”, cái thiện luôn chiến thắng cái ác và tránh làm những việc xấu để không sau này bị gặp quả báo. Khi vẽ tranh minh họa truyện cổ tích này, bạn cần chú ý vẽ hình ảnh trọng tâm là cô Tấm dịu hiền, chăm chỉ. 

Gợi ý nội dung vẽ tranh truyện Tấm Cám

Có những cảnh sau đây có thể vẽ vừa dễ vừa chứa đựng nội dung quan trọng của truyện.

– Gợi ý vẽ cảnh Cám lừa Tấm lấy hết giỏ tép mà Tấm bắt được.

– Gợi ý vẽ cảnh Tấm cho cá bống ăn và mẹ con Cám trông thấy.

– Gợi ý vẽ cảnh Tấm ngồi nhặt thóc thì được ông Bụt hiện ra giúp đỡ.

– Gợi ý vẽ cảnh Tấm trèo lên hái cau giỗ cha thì mẹ con Cám chặt cây để Tấm chết.

– Gợi ý vẽ cảnh chim vàng anh hót ríu rít bên tai vua,…

4. Vẽ tranh minh họa truyện cổ tích Thánh Gióng

Thánh Gióng là một câu chuyện quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Những truyền thuyết về Thánh Gióng được lưu truyền trong dân gian nhằm ca ngợi về một vị thánh bất tử được nhân dân tôn kính, thờ phụng. 

*

Thánh Gióng là người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, một hình tượng tiêu biểu trong thời kỳ vua Hùng xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, Thánh Gióng còn là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên và con người, sức mạnh đó được kết tinh lại thành sức mạnh to lớn để quật ngã mọi kẻ thù to lớn.

Các bài vẽ minh họa khác bạn có thể tham khảo:

*
Cổ tích Tấm Cám
*
Sự tích Hồ Gươm
*
Cổ tích Sọ Dừa
*
Cổ tích Cây vú sữa
*
Cổ tích cây khế
*
Cây bút thần
*
Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt

Bài viết liên quan