Bùi Hiền Là Ai

Share:

Mặc dù chỉ là nghiên cứu cá nhân nhưng khi được tung lên mạng, đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội gây “sốc” nặng với nhiều người.

Bạn đang đọc: Bùi hiền là ai

Cải tiến chữ viết, phải học đánh vấn từ đầu

PGS.TS Bùi Hiền cho rằng chữ quốc ngữ hiện đã bộc lộ nhiều bất hợp lý nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng.

*

Nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội kiến nghị phương án cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình Nhà nước. Cụ thể, cần bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái Tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Đồng thời thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên.

Cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.

Ngôn ngữ cải tiến này sẽ biến cách viết từ “Luật giáo dục” hiện nay thành “Luật záo zụk”. “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt”, “ngôn ngữ” thành “Qôn qữ”, “nước ngoài” thành “nướk qoài”…

*

“Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì chúng ta sẽ phải đào tạo lại hàng chục triệu lao động; các học giả cũng sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả và sẽ phải đi học lại từ đầu.

Đó là chưa kể tất cả các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tất cả các tài liệu khoa học sẽ thành văn bản cổ, chỉ có các nhà nghiên cứu về chữ cổ mới có thể đọc được” – GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông tổng thể bình luận.

*

PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt, Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội cho rằng, cải tiến như vậy sẽ làm đảo lộn và làm phức tạp hóa thêm vấn đề, chứ không hề tạo ra tiện lợi hơn trong việc sử dụng.

Đó là chưa kể, làm như vậy, chúng ta sẽ tạo ra một kiểu chữ La tinh theo bản sao, rất xa lạ với tư duy truyền thống của người Việt.

PGS Bùi Hiền công bố bản hoàn chỉnh đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ

*

Toàn bảng chữ cái tiếng Việt mới của PGS Bùi Hiền gồm 33 chữ cái tương ứng với 33 âm vị.

Xem thêm: 【Top 30】Các Loại Hoa Phong Lan Rừng Quý Hiếm Và Hình Ảnh, Danh Sách Các Loại Lan Rừng Nở Hoa Đẹp

PGS Bùi Hiền mới công bố bản hoàn chỉnh công trình nghiên cứu cải tiến chữ quốc ngữ, gồm cả phần phụ âm và nguyên âm. Bảng mới gồm 33 chữ cái đơn, tương ứng với 33 âm vị.

So với bảng hiện hành có 33 âm vị cơ bản được biểu đạt bằng 38 chữ cái đơn và tổ hợp 2-3 chữ cái, bảng mới đáp ứng được nguyên tắc mỗi âm vị một chữ cái và ngược lại. Bên cạnh đó các tổ hợp 2-3 phụ âm ghép biểu đạt một âm vị như hiện nay (ch, th, tr, gi, gh, kh, ng, ngh, nh, ph) được loại bỏ.

*

Bảng chữ cái đọc theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự a-b-c và tự dạng của các con chữ hiện nay, nhưng giá trị âm vị của một số chữ cái được hoán đổi.

PGS Bùi Hiền lần nữa khẳng định, bảng chữ cái mới giúp dễ đọc – học – viết – nhớ và giản lược được những lỗi chính tả mà nhiều người mắc phải hiện nay.

*

“Chữ mới tiết kiệm được khoảng 9% thời gian, công sức, tiền của, vật tư, tài nguyên số trong việc xây dựng tất cả loại văn bản bằng viết tay hoặc gõ bàn phím. Điều này cũng có nghĩa là làm tăng năng suất lao động hàng năm tới 8-9%, làm lợi cho nền kinh tế của cả nước và của từng người”, ông Hiền nói.

Học sinh lớp 1 và người dân tộc khi học bảng chữ cái mới, sẽ rút ngắn được thời gian “vỡ lòng” (biết đọc, viết) xuống ít nhất một nửa so với học chữ hiện nay. Những người đã thông thạo chữ quốc ngữ, theo PGS Bùi Hiền, chỉ cần 1-2 ngày học là quen được chữ mới.

*

“Khi giải quyết được những điểm thiếu logic trong bảng chữ cái hiện hành đang gây khó khăn cho người nước ngoài học, bảng chữ mới sẽ là công cụ sắc bén hơn, tiện lợi hơn cho công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam”, ông Hiền nói.

Công trình nghiên cứu 40 năm của tiến sĩ Ngữ văn (học ở Nga) bị nhiều chỉ trích từ dư luận. Một số chuyên gia ngôn ngữ học tuy trân trọng nghiên cứu này nhưng cũng không tán đồng hoặc chỉ đồng tình cải tiến một số điểm. Bỏ qua những ồn ào, phó giáo sư 83 tuổi tiếp tục hoàn thiện công trình và dự tính báo cáo trong một hội nghị khoa học về ngôn ngữ đầu năm 2018.

“Tôi không tính chuyện tự gửi nghiên cứu đến Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng nếu các cơ quan thấy nghiên cứu của tôi xác đáng, có tính khả thi hoặc cho rằng đây là gợi ý tốt để họ nghiên cứu thêm và muốn tôi lên giải trình, tôi luôn sẵn sàng”, ông Hiền nói.

Bài viết liên quan