Tại Sao Hello Kitty Không Có Miệng

Share:

Có đủ mắt, mũi nhưng không bao giờ có miệng, Hello Kitty luôn mang dáng vẻ dễ thương, thể hiện sự phục tùng.

Bạn đang đọc: Tại sao hello kitty không có miệng


Tháng 11 năm ngoái, Hello Kitty bước sang tuổi 46. Độ tuổi trung niên không ảnh hưởng gì đến cô mèo hoạt hình màu trắng, không có miệng và luôn được khoác lên người những chiếc nơ, bộ trang phục sặc sỡ.

Hello Kitty là hiện thân của khái niệm dễ thương hay còn gọi là kawaii trong tiếng Nhật. Nhưng không đơn giản là một từ chỉ là sự đáng yêu, ngọt ngào thông thường, kawaii còn là một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản - nơi tôn sùng sự ngây thơ, nét trẻ con một cách kỳ lạ.

Về kinh tế, văn hóa kawaii được đánh giá cao khi tạo ra và thúc đẩy sự phát triển của những sản phẩm giúp Nhật Bản "hái ra tiền" như truyện tranh, phim hoạt hình, đồ vật dễ thương, linh vật...

Thế nhưng, xét về khía cạnh xã hội, kawaii bị coi là bước thụt lùi, đặc biệt trong vấn đề bình đẳng giới. Vì tôn sùng sự dễ thương, kawaii luôn khắc họa hình ảnh phụ nữ trưởng thành trong bộ dạng trẻ con cả về thể chất lẫn tính cách.

*

Hello Kitty trở thành biểu tượng trong văn hóa Nhật Bản sau hơn 40 năm tồn tại. Ảnh: tokyotreat.

Tranh cãi về Hello Kitty

Hello Kitty có đủ mắt, mũi nhưng không bao giờ có miệng. Sanrio, công ty tạo ra Hello Kitty, lý giải rằng chi tiết này sẽ giúp khách hàng có thể phóng chiếu cảm xúc của họ lên cô mèo hoạt hình này.

"Hello Kitty có thể trở thành bất kỳ điều gì bạn muốn: vui, buồn, thấu hiểu, biết lắng nghe", Yuko Yamaguchi, nhà thiết kế chính của Hello Kitty tại Tokyo trong hơn 30 năm qua, cho biết.

Thế nhưng, không phải ai cũng hâm mộ Hello Kitty. Yano, tác giả của cuốn sách Pink Globalization: Hello Kitty"s Trek, giải thích: "Ở phương Tây, khuôn miệng rất quan trọng vì nó mang lại cho bạn tiếng nói, đó là sức mạnh. Vì vậy một số người coi Hello Kitty là người chống nữ quyền, chống lại sự quyết đoán và phản kháng".

*

Thiết kế không có miệng của Hello Kitty gây tranh cãi trong nhiều năm. Ảnh: Getty.

Tương tự như vậy, một bài xã luận năm 2004 trên tờ The Japan Times cho rằng UNICEF không nên sử dụng Hello Kitty để quyên tiền cho các chương trình giáo dục trẻ em gái.

"Làm thế nào một con mèo không có miệng có thể phát ngôn cho bất cứ điều gì, đặc biệt là giáo dục cho trẻ em gái. Và làm thế nào một hình ảnh thể hiện sự phục tùng của phụ nữ được cho là sẽ giúp xóa bỏ các định kiến ​giới. Kitty mềm mại và dễ uốn nắn, không có miệng và đội một chiếc nơ xinh xắn trên đầu: Đó là hình mẫu mà các cô gái muốn hướng đến?", The Japan Times lập luận.

Năm 2012, các blog nữ quyền phản đối một quảng cáo bộ trang điểm Hello Kitty của thương hiệu Sephora. Đoạn quảng cáo cho thấy một phụ nữ trong trang phục công sở đặt sách xuống, xóa các phương trình toán học trên bảng phấn và trang điểm Hello Kitty. Quảng cáo bị chỉ trích vì truyền đi thông điệp sai lệch rằng: Với phụ nữ, xinh đẹp quan trọng hơn thông minh.

Xem thêm: Vẽ Hình Công Nghệ 11 Trang 36, Giải Bài Tập Thực Hành Trang 36 Công Nghệ 11

Kawaii và bất bình đẳng giới

Không chỉ Hello Kitty bị chỉ trích, nền văn hóa Kawaii đứng sau nhân vật hoạt hình này cũng hứng chịu làn sóng phản đối từ các phong trào bình đẳng giới.

Nhật Bản đứng thứ 121 trong số 153 quốc gia trong báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu năm 2020 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, giảm 11 thứ bậc so với năm 2019.

Trong khi chính phủ và các tổ chức tư nhân đang nỗ lực cải thiện vô số yếu tố, từ thay đổi môi trường giáo dục cho đến các phong tục tuyển dụng cứng nhắc, nhiều người cho rằng bản chất vấn đề nằm ở nền văn hóa Kawaii lại chưa được nhìn nhận đúng mức.

Trong môi trường làm việc, độ tuổi 45 thường được coi là giai đoạn thắng tiến lên vị trí quản lý của một người. Nhưng trong năm 2018, phụ nữ ở nhóm tuổi này chỉ chiếm 12% vị trí quản lý và 3% vị trí hội đồng quản trị ở Nhật Bản, mức kém nhất trong G7 (diễn đàn của 7 cường quốc công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới).

*

Phụ nữ Nhật Bản luôn được kỳ vọng phải dễ thương, ngây thơ từ ngoại hình đến tính cách. Ảnh: Tokyo Fashion.

Theo Nobuko Kobayashi, chuyên gia trong lĩnh vực tiêu dùng, đặc biệt tập trung vào các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Nhật Bản, con số này không có gì đáng ngạc nhiên bởi lẽ sự dễ thương và mong muốn sự nghiệp thăng tiến gần như không thể song hành ở một người phụ nữ.

"Bạn có thể thể hiện khả năng lãnh đạo một cách đáng tin cậy trong khi vẫn là một người dễ thương, có phần trẻ con không? Nhân viên của bạn có thể nhìn bạn một cách âu yếm không? Vấn đề là kawaii khiến phụ nữ không được đánh giá cao ở nơi làm việc".

Kìm hãm cơ hội thăng tiến, kawaii còn tiếp tục bó buộc nữ giới trong vai trò nội trợ, công việc gia đình, trở thành một người mẹ, người vợ toàn thời gian.

Năm 2018, Sato Kondo, phát thanh viên tự do nổi tiếng Nhật Bản, đã ngừng sử dụng thuốc nhuộm tóc ở tuổi 50. Khi trẻ trung, dễ thương trở thành một tiêu chuẩn với nữ giới xứ Phù Tang, mái tóc bạc của Sato là điều gì đó đặc biệt gây chú ý.

"Nó hoàn toàn phá vỡ văn hóa kawaii nhưng lại được nhiều người đón nhận một cách tích cực. Những câu chuyện như vậy trên các phương tiện truyền thông sẽ giúp đánh thức Nhật Bản và phụ nữ nước này thoát khỏi nỗi ám ảnh kawaii", bà Nobuko nói.


"Tôi không thích được khen xinh đẹp"

Nhiều người chỉ quan tâm tới vẻ ngoài sáng sủa, ưa nhìn ở một cô gái mà bỏ qua khả năng, cống hiến của họ.


hello kitty không có miệng hello kitty văn hóa kawaii phụ nữ nhật bản dễ thương phân biệt giới nhật bản

Bài viết liên quan