Lá cây chữa đau bụng đi ngoài

Share:

Nước ta là nơi có khí hậu và đất đai phù hợp để phát triển nhiều cây thuốc quý giá. Dưới đây là tổng hợp 11 cây thuốc nam giúp hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa rất tốt như tiêu chảy , kiết lỵ, viêm dạ dày, viêm đại tràng. Chúng ta cùng đọc để tìm hiểu và áp dụng trong thực tiễn ngày thường nhé

1. Cỏ sữa lá nhỏ

Cỏ sữa lá nhỏ còn có tên gọi khác là vú sữa đất, cẩm địa hoặc thiên căn thảo, tên khoa học là Euphorbia thymifolia L thuộc họ thầu dầu.

Bạn đang đọc: Lá cây chữa đau bụng đi ngoài

Lá, thân , rễ cây cở sữa lá nhỏ tác dụng điều trị bệnh lỵ trực khuẩn, lỵ do trùng Amip trong hệ tiêu hóaDùng 40 đến 100gam cây cỏ sữa lá nhỏ sắc cùng nước , uống 5 đến 7 lần trong ngày , đối với trẻ em dùng giảm lượng cỏ sữa giảm xuống 1 nửa.

*

2. Gừng

Gừng là một loại gia vị thường thấy trong bếp mỗi gia đình Việt, gừng còn có tên gọi khác là Khương, tên khoa học Zingiber officinale Rosc thuộc họ Gừng.

Gừng có thể dùng thân nhưng chủ yếu là lấy củ.

Dùng gừng tươi để chữa bệnh đường tiêu hóa như nôn mửa, đầy bụng trướng hơi. Gừng có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời sát khuẩn tiêu diệt các khuẩn có hại trong đường ruột, đồng thời chữa các bệnh kiết lỵ do ăn thực phẩm lạnh hoặc các trường hợp trúng gió, lạnh bụng.

Khi có bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, chướng bụng đầy hơi, dùng 1 đến 2 củ gừng, đập dập, sắc cùng nước . Ngày uống từ 2 đến 3 lần cho tới khi đỡ.

*

3. Hoắc hương

Hoắc hương còn có tên gọi khác là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương, tên khoa học là Pogostemon cablin Blanco Benth thuộc họ Bạc Hà.

Dùng lá sấy khô chữa bệnh nôn mửa, đau bụng do tiêu chảy hoặc ăn uống không tiêu.

*

4.Khổ sâm Cho lá

Khổ sâm cho lá có tên gọi khác là cù đèn hoặc khổ sâm Bắc Bộ, tên khoa học là Corton tonkinensis Gagnep thuộc họ thầu dầu.

Dùng cành lá khi cây đang có hoa, phơi khô, có tác dụng sát trùng, chữa các bệnh tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày.

Sử dụng từ 15 đến 20 gam khổ sâm khô, sắc cùng nước chia thành các lần nhỏ uống như trà.

*

5. Mơ tam thể

Mơ tam thể còn có tên gọi khác là mơ lông, tên khoa học là Paederia lanuginosa Wall thuộc học Cà phê.

Dùng lá cây mơ lông chữa bệnh lỵ do trực khuẩn rất tốt. Mỗi lần dùng 30gam đến 50gam lá mơ lông, rửa sạch , ráo nước rồi thái nhỏ trộng của trứng gà rồi gói vào lá chuối nướng hoặc áp chảo đến khi chín là ăn được. Mỗi đợt ăn trong 5 đến 8 ngày , mỗi ngày ăn từ 2 đến 3 lần.

Xem thêm: Âm Đạo Ở Nữ Giới: 3 Điều Cần Biết, Hệ Sinh Dục Nữ

*

6. Nhót

Nhót còn có tên gọi khác là cây lót, hồi đổi tử, tên khoa học là Elaeagnus latifolia L thuộc họ nhót.

Dùng lá, quả, rễ nhót để điều trị bệnh tả , tiêu chảy và lỵ trực khuẩn.Dùng trái nhót ăn trực tiếp để chữa tiêu chảy hoặc, lá rễ , thân sao vàng, sắc với nước uống như trà để điều trị bệnh đường tiêu hóa.

Uống ngày 2 đến 3 lần, liên tục tới khi khỏi bệnh.

*

7. Ổi

Ổi ở một số địa phương được gọi là ủi, hoặc Phan thạch lựu, còn tên khoa học là Psidium guajava L thuộc học Sim.

Dùng lá non của ổi ăn trực tiếp hoặc phơi khô sắc uống điều trị các bệnh tả, kiết lỵ, tiêu chảy rất tốt.Hoặc dùng quả xanh non ăn chấm muối cũng chữa được bệnh đau bụng, phân lỏng, phân nát.

*

8. Sả

Sả có tên khoa học là Cymbipogon spp thuộc họ lúa.Trong các trường hợp nôn mửa đau bụng, đầy hơi, chướng bụng có thể dùng 6 gam đến 9 gam rể sắc với nước chia nhỏ bữa uống trực tiếp.

*

9. Sim

Sim thường được gọi với tên khác như đào kim nương, hồng sim có tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa Ait Hassk thuộc họ sim.

Cũng giống như người anh em của mình là ổi, thì búp sim và quả sim có tác dụng rất tốt điều trịn bệnh đường tiêu hóa như thổ tả, đau bụng , lỵ trực khuẩn, tiêu chảy.

Dùng từ 8 đến 16 gam búp sim sắc cùng 200ml nước,cô lại còn 50ml thì uống 2 lần trong ngày, uống tới khi không còn bị tiêu chảy là khỏi.

*

10. Ý Dĩ

Ý Dĩ có tên là cườm gạo, hạt cường hoặc hạt bo bo, tên khoa học là Coix lacryma jobi L thuộc họ Lúa.Hạy ý Dĩ chữa các bệnh ỉa chảy, tiêu chảy rất công hiệu. Mỗi ngày dùng tử 8 đến 30 gam hạt, đem sắc cùng một số vị thuốc nam khác rồi uống.

*

11. Rau sam

Rau sam còn có tên khác là Mã xỉ hiện , tên khoa học là Portulace oleracea L thuộc học Rau sam.

Dùng thân và lá trên mặt đất để điều trị trực tiếp bệnh kiết kỵ , tiêu chảy.Mỗi ngày dùng từ 9 đến 12 gam rau sam tươi, giã lọc lấy nước uống trực tiếp, dùng luộc , xào như một loại rau bình thường.

*

Trên đây là tổng hợp 11 cây thuốc nam có tác dụng điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, dạ dày, tiêu chảy, viêm đại tràng rất tốt. Mong rằng bài viết cung cấp cho bạn thêm kiến thức đầy đủ về các cây thuốc nam quanh ta để hỗ trợ bạn điều trị một số bệnh mãn tính về đường tiêu hóa.

Bài viết liên quan