Lá canh châu chữa thủy đậu

Share:

Ở miền Trung và miền Bắc nước ta có một loại cây quả tròn như hạt châu và có tên là cây trân châu. Tuy nhiên, nó còn có một cái tên khác nữa là canh châu.

Bạn đang đọc: Lá canh châu chữa thủy đậu

Cái tên “canh châu” thực chất là tên của một loại bệnh về da gây nên mụn rộp (tức bệnh thủy đậu, hay còn gọi là cháy rạ). Trong dân gian, người ta dùng cành và lá trân châu để nấu cho trẻ con uống, vì thế mà cây trân châu còn được gọi là “canh châu”.

Ở Trung Quốc, cây trân châu được gọi là tước mai (雀梅) và thường được biết đến như một loài cây cảnh.


Vài nét về cây trân châu

Cây trân châu được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: kim châu, sơn minh trà, canh châu, xích chu đằng, tước mai, tước mai đằng…. Cây thuộc dạng cây bụi, có quả chua chua ngọt ngọt và có thể ăn được.


*

Cây trân châu


Cây có tên khoa học là Sageretia theezans, thuộc họ Táo ta (1). Khi dùng làm thuốc, người ta thường dùng cành và lá (đôi khi cũng dùng rễ), thái nhỏ rồi phơi khô.

Tác dụng điều trị bệnh của cây trân châu

Trước tiên, nói về vị thuốc trân châu cũng là nói đến lịch sử ứng dụng của nó qua hai danh y nổi tiếng thời phong kiến là:

Danh y Tuệ Tĩnh: dùng trân châu đắp lên vết thương (với tên gọi xích chu đằng).Danh y Hải Thượng Lãn Ông: dùng trân châu điều trị chứng ban sởi, sưng mật, sai khớp, bong gân, mụn nhọt, tắc tia sữa và lở loét (mỗi ngày sắc lấy nước uống từ 10 – 20 g) (2).

Bên cạnh đó, dân gian còn dùng trân châu trong các trường hợp như:

Điều trị ghẻ lở bằng cách lấy lá tươi nấu nước tắm.Lấy cành và lá nấu cho trẻ con bị thủy đậu uống (mỗi ngày, sắc từ 12 – 16 g cành và lá, sắc trong 1 chén nước đến khi nước rút còn lại nửa chén thì ngưng và chia thành hai lần uống trong ngày (uống một hoặc hai ngày)).Lấy lá nấu riêng hoặc nấu chung với lá vối để giúp giải khát, mát máu, thanh nhiệt giải độc và đề phòng bệnh sởi (uống như trà – riêng trân châu có vị đắng chua, tính mát) (2) (3).

Xem thêm: Hỏi Xiên Đáp Xẹo Tập 1 Full, “Giáo Sư Xoay” “Chém Gió” Về Messi Và Cocaine


*

Hoa trân châu


Các bài thuốc kết hợp

Điều trị vết thương lâu lành: lấy một lượng bằng nhau lá trân châu và lá thồm lồm rồi giã nát cùng với nụ đinh hương (1 nụ) và đắp lên vết thương. Lưu ý, nụ đinh hương có tác dụng sát khuẩn rất tốt nhưng cũng rất tê cay, vì vậy chỉ được dùng 1 nụ (2).Điều trị chứng sởi chậm mọc: lấy 30 g rễ cây trân châu thái mỏng (nếu dùng lá thì 40 g), sắc với một chén nước và uống trong ngày (chia làm 3 lần uống) (3).Điều trị thủng độc, mụn nhọt, nhọt ở lưng và trẻ con bị kinh phong: Thành phần bài thuốc gồm các vị: trân châu và xạ hương (mỗi vị 8 g), chu sa, hùng hoàng và mai hoa băng phiến (mỗi vị 16 g), tê hoàng (12 g) và vảy tê tê phơi khô (hay còn gọi là xuyên sơn giáp, 1 bộ). Cách dùng: tán bột rồi trộn với sữa người để làm thành viên hoàn (mỗi ngày uống từ 8 – 12 g) (3).Điều trị kết độc lâu ngày gây nóng trong xương và giúp thanh nhiệt độc: dùng 1, 6 g trân châu; 1, 6 g hổ phách; 4 g cam thảo Bắc; 8 g tam thất; 8 g nhân sâm và 12 g hoạt thạch, tất cả xay thành bột và để dùng dần (mỗi ngày uống từ 16 – 20 g bột) (3).

Một số nghiên cứu về cây trân châu

Lưu ý

Những người bị chứng tỳ vị hư hàn (thường biểu hiện là đại tiện lỏng) không nên uống (2).Phụ nữ mang thai cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì chưa có thông tin về tính an toàn của dược liệu này (đối với thai phụ).
Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004, trang 339.Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, 1999, trang 670.DS Đào Duy Cần – ThS Hoàng Trọng Quang, Phương thang y học cổ truyền, NXB Y học, HN, 2009, trang 287 – 338.\


Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển Bưu điện, tham khảo Giá cước vận chuyểnGửi thuốc toàn quốc, giao thuốc tận nơi Nhận thuốc rồi mới thanh toán tiền.

Bài viết liên quan