Học Tiếng Anh Và Tiếng Pháp Cùng Lúc

Share:

Update 1:  Đã gần 1 năm kể từ khi mình viết bài này. Và mình muốn thông báo rằng, mình đã hoàn thành mục tiêu học ngoại ngữ của năm 2019, với thành tích là IELTS 8.0 và JLPT N1 140 điểm. Mọi người có thể đọc bài để biết qua về hành trình học ngoại ngữ của mình sau 1 năm nhé!

Hành trình đạt IELTS 8.0 và JLPT N1 trong vòng 1 năm của mình

Update 2: Mình đã viết một bài chia sẻ về phương pháp học và duy trì 2 ngoại ngữ, dựa trên kinh nghiệm bản thân đã đúc kết được trong vòng 1 năm nay:

Phương pháp học và duy trì 2 ngoại ngữ của mình

Đặt cái tiêu đề nghe nó “chuyên môn” thế, chứ thực ra cốt lõi vấn đề là “làm sao để duy trì được 2 ngoại ngữ cùng một lúc”. Như mình đã kể với các bạn về chuyện học ngoại ngữ của mình ở bài viết trước, mình có học tiếng Anh và tiếng Nhật. 4 năm sinh sống ở bên Nhật đã giúp mình cải thiện 2 ngoại ngữ rất nhiều. Tuy nhiên, duy trì nó thực sự là một điều khó khăn, nhất là khi mình đã về Việt Nam.

Bạn đang đọc: Học tiếng anh và tiếng pháp cùng lúc

Mình muốn chia sẻ với mọi người một số phương pháp của mình để duy trì 2 thứ tiếng. Ngoài ra, viết blog cũng là cách để mình tự tìm hiểu và nghiên cứu về phương pháp học 2 ngoại ngữ, để chính mình học tập và áp dụng.

Tuy nhiên, có thể đối với những người đang học 1 ngoại ngữ và muốn học thêm ngoại ngữ mới thì sẽ không thấy bài viết này có thể không có ích lắm, bởi mình chỉ tập trung vào cách duy trì 2 ngoại ngữ cho người vốn đã có một kiến thức nhất định.

Một số phương pháp mình đang áp dụng để duy trì cả 2 thứ tiếng

Mình nghĩ cách để duy trì ngoại ngữ hiểu quả nhất là đem nó vào đời sống hàng ngày của chúng ta, thay vì chỉ có ngồi học từ sách vở.

1. Viết nhật ký bằng tiếng Anh

Hồi mới bắt đầu viết nhật ký, mình cũng có băn khoăn nên viết bằng tiếng gì. Mình cảm thấy viết tiếng Việt nó cứ “sến sến”, còn viết tiếng Nhật mà không viết được chữ Hán thì hơi “nhục”, nên đã chọn tiếng Anh. Hàng ngày sau khi dậy và tập yoga, mình sẽ ngồi vào bàn và viết khoảng 1 trang nhật ký (khoảng 100 từ). Mình nghĩ đây đơn thuần chỉ là cách mình kích thích não bộ khởi động một ngày mới bằng ngoại ngữ, thay vì tiếng Việt.

*

2. Đọc 1 trang sách tiếng Anh buổi sáng

Viết nhật ký xong thì mình lấy Kindle ra đọc 1 trang sách tiếng Anh. Hiện tại mình đang đọc cuốn sách có tên là The International Devotional, mỗi ngày đọc 1 trang sách về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,… Sách này dùng rất nhiều từ ngữ khó, và đây là lúc mà kindle thể hiện điểm mạnh của nó, khi có sẵn từ điển ebook ở ngay bên trong máy, và mỗi khi đọc thấy từ mới thì mình chỉ cần giữ vào từ đó một lúc thì sẽ hiện ra ý nghĩa (bằng tiếng Anh).

3. Nghe Podcast tiếng Anh

Google Podcast là một phương tiện cực kì hữu ích khi nó chứa hàng trăm kênh podcast nổi tiếng, từ CNN đến BBC, hay là Ellen Podcast. Bất kể là khi đạp xe, đi bộ hay đi tập thể dục thì mình sẽ bật podcast lên nghe thay vì nghe nhạc. Tất nhiên không phải lúc nào mình cũng tập trung nghe podcast được. Nhưng mà cứ bật thôi, gọi là để tạo một môi trường “ngoại ngữ” ngay cả khi đi ra ngoài đường phố Hà Nội.

4. Viết blog bằng tiếng Nhật

Nãy giờ toàn thấy nói về tiếng Anh. Thế còn tiếng Nhật thì sao? Well, mình đang duy trì tiếng Nhật bằng cách viết blog. Thường thì mình sẽ viết blog tiếng Việt trước, sau đó ngồi dịch và viết lại bằng tiếng Nhật ở trang khác. Tuy nhiên có một số bài mình viết thẳng luôn bằng tiếng Nhật vì có lúc dễ nghĩ bằng tiếng Nhật hơn thay vì dịch từ tiếng Việt sang. Tuy không phải là ngày nào mình cũng viết, nhưng cũng cố gắng viết ít nhất 1 tuần 1 lần, gọi là để không quên.https://kiranomainichi.home.blog/

5. Đọc sách tiếng Nhật

Mình chọn đọc các cuốn self-help vì nó dễ đọc hơn thay vì các cuốn tiểu thuyết. Hơn nữa, mình không đọc theo kiểu từng chữ một, mà mình sẽ skim-reading để đọc lấy ý. Cách đọc này chủ yếu giúp mình nắm bắt nội dung cuốn sách một cách nhanh chóng cũng như duy trì được phần nào ngôn ngữ Nhật trong đầu. Mỗi tội tháng này toàn đọc sách tiếng Việt nên không đụng đến sách Nhật mấy.

Đây là những cách mình áp dụng vào đời sống hàng ngày để duy trì được 2 ngoại ngữ cùng một lúc, nhưng mà nó vẫn chỉ đang ở mức DUY TRÌ. Giai đoạn vừa rồi thì mình cũng có ôn thi IELTS nên cũng có học một tí.

Mục tiêu học ngoại ngữ năm 2019

Một trong những mục tiêu của mình trong năm 2019 chính là việc HỌC 2 ngoại ngữ, thay vì chỉ DUY TRÌ nó. Nói theo một cách khác thì mình muốn trở thành một trilingual thực sự. Và tất nhiên điều này sẽ yêu cầu mình phải áp dụng các phương pháp học trên sách vở. Nhưng có một điều làm mình tò mò hơn, là liệu mình có thể kết hợp học 2 thứ tiếng cùng một lúc trong một thời gian nhất định hay không. Trước đó, có ba thứ mình cần phải làm rõ, đó là lí do tại sao muốn học hai thứ tiếngnăng lực hiện tại, và thứ tự ưu tiên.

Xem thêm: Câu Hát Hay Về Tình Yêu - Các Câu Nói Về Tình Yêu Hay Cảm Động Ý Nghĩa Nhất

Lí do vì sao muốn trở thành trilingual?

Thực ra thì mình cũng có một background “ngon nghẻ” khi biết được cả tiếng Anh và tiếng Nhật, và mình cũng muốn duy trì cả 2 ngôn ngữ đó. Nhưng kể cả đối với người đang biết 1 ngoại ngữ, biết thêm một thứ tiếng sẽ rất có ích ở nhiều mặt, ví dụ như là du học, du lịch hay là công việc. Đối với mình, nếu trong tương lai mình muốn làm việc ở Nhật trong một môi trường global, năng động thì tiếng Anh đôi khi lại quan trọng hơn. Mình cũng có thể đi làm việc phiên dịch Nhật – Anh – Việt như là một việc làm chuyên môn.

Đánh giá năng lực ngoại ngữ hiện tại

Mình nghĩ bước đầu tiên để xác định được phương pháp học chính là việc đánh giá năng lực ngoại ngữ của mình hiện tại, gồm cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Lấy bản thân mình làm ví dụ:

Điểm mạnh:

Nói: đây có lẽ là cái mà mình tự tin nhất khi nói chuyện bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật. Vốn sống ở Nhật từ bé, rồi trong quá trình học tập, mình có cơ hội được gặp gỡ và nói chuyện với rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt là trong 4 năm du học ở Nhật.Nghe: Giao tiếp thì phải có nói và nghe. Và mình cũng khá tự tin với năng lực nghe của mình. Xem anime hay phim thì không cần phụ đề mình vẫn có thể hiểu được địa khái nội dung, tất nhiên có những lúc mình không hiểu, vì đơn giản là không biết nghĩa của một số từ

Điểm yếu:

Ngữ pháp: Cả tiếng Nhật và tiếng Anh ngữ pháp của mình đều thuộc loại “tàng tàng”. Tiếng Nhật thì vì sống ở Nhật từ bé nên ngữ pháp nó tự ngấm vào đầu, nên đôi khi làm bài ngữ pháp đúng hết nhưng lại không biết giải thích thế nào. Tiếng Anh cũng không hiểu vì sao mà lại ghét ngữ pháp đến thế. Cho đến tận bây giờ đôi lúc mình vẫn chia sai thể, dùng sai thì, rồi sai linh tinh.Vốn từ vựng kém: mình tự thấy cả 2 ngoại ngữ của mình đều có vốn từ không được phong phú cho lắm. Thực ra thì nếu đọc các cuốn sách tiếng Nhật hay tiếng Anh bây giờ thì nó cũng không có quá nhiều từ khó, nhưng mà nếu mà lên các trang báo, đặc biệt là tiếng Nhật thì thú thật là mình cũng chẳng đọc được hết.CHỮ HÁN: Mỗi khi có người khen mình giỏi tiếng Nhật, mình lại nói vui là mình dốt chữ Hán lắm, chỉ viết được mỗi chữ khó như kiểu 憂鬱 hay là 薔薇 thôi, chứ các chữ bình thường thì chẳng nhớ được. Btw, hai chữ hán kia là Yuutsu và Bara nhé. Có đợt mình làm bài thuyết trình về chữ Hán nên mới nhớ được 2 chữ đó. Mà thật ra thì bây giờ ai ai cũng dùng máy tính để gõ văn bản nên nó luôn tự động hiện ra chữ Hán, thế nên đọc thì đọc được, nhưng bảo viết thì chịu. Hôm trước mẹ mình nhờ viết cho mấy câu mà mình không nhớ nổi một chữ nào, shock quá nên đang “âm thầm tính trả thù chữ Hán sau”.

Tóm lại, năng lực ngoại ngữ của mình hiện tại là, nghe nói tốt, cần duy trì, đọc viết kém, phải học thêm.

Tiếp theo là lựa chọn xem cần ưu tiên học ngoại ngữ nào nhiều hơn ở thời điểm hiện tại. Lấy ví dụ: Mình muốn ôn thi N1 để thi vào hè năm sau, rồi sau đó thi IELTS lại vào khoảng cuối năm sau. Như vậy, mình sẽ ưu tiên cho việc học tiếng Nhật nhiều hơn.

Phương pháp học tham khảo

Như mình đã nói thì đưa việc học ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày và biến nó thành thói quen cũng là một cách tốt để ta có thể tiếp nhận và duy trì thứ tiếng đó trong đầu mà không tốn nhiều sức lực. Ví dụ như viết nhật ký bằng tiếng Anh, nghe podcast thay vì nghe nhạc, viết blog bằng tiếng Nhật.

Mình cũng đã tìm hiểu qua một số trang web chia sẻ, và mình thấy có một số chia sẻ khá là hay mà mình cũng muốn áp dụng thử.

Trang web này chia sẻ cách học theo kiểu MIX-UP, tức là kết hợp 2 ngoại ngữ cùng lúchttps://www.fluentu.com/blog/learning-two-languages-at-once/

Luyện 2 thứ tiếng cùng 1 lúc bằng cách dịch Nhật – Anh. Bằng cách này mình sẽ tránh được việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ vốn đã thành thạo làm “điểm tựa”, qua đó giúp mình có thể “suy nghĩ” được bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật thay vì phải nghĩ bằng tiếng Việt rồi dịch sang.Trộn lẫn flashcards (thẻ học từ vựng) của 2 thứ tiếng với nhau. Điều này giúp mình có thể học được các từ mới của 2 thứ tiếng cùng một lúc, đồng thời cải thiện tốc độ của não phản ứng với việc phải đổi ngoại ngữ liên tục. Tất nhiên cũng có ý kiến cho rằng cách này lại phản tác dụng vì có thể gây nên confusion (rối loạn). Nhưng mà phải thử thì mới biết.Học từ vựng theo chủ đề: Nếu có topic nào đó bạn yêu thích, bạn có thể tập trung đọc các bài viết, tin tức về chủ đề đó và cố gắng đọc đi đọc lại cùng một chủ đề nhưng bằng hai thứ tiếng khác nhau, nhờ đó những từ ngữ thuộc topic đó cũng sẽ dễ nhớ hơn.

Cách học theo kiểu riêng biệthttps://www.rocketlanguages.com/blog/is-it-possible-to-learn-two-languages-at-the-same-time/

Học mỗi thứ tiếng ở địa điểm khác nhau. Ví dụ: học tiếng Anh ở phòng riêng, còn tiếng Nhật thì học ở phòng sinh hoạt chung.Sử dụng các dụng cụ và phương pháp học tập khác nhau. Ví dụ: Tiếng Anh học bằng điện thoại và flashcard, còn tiếng Nhật học bằng sổ và máy tính.

Đây là một số cách học được chia sẻ trên mạng. Sau khi đã tham khảo kĩ lưỡng, cùng với việc kết hợp với phương pháp học hiện tại của mình, đây sẽ là 10 chiến lược mình muốn áp dụng cho việc học ngoại ngữ năm 2019:

MY STUDY PLAN 2019

Viết nhật ký bằng tiếng AnhĐọc 1 trang sách tiếng Anh mỗi buổi sángSử dụng app điện thoại để học IELTS. Mình đang sử dụng app IELTS Ngoc Bach và cảm thấy rất có ích. Đôi khi mình có thể mở app và check qua một số bài writing hay speaking.Nghe podcast tiếng Anh mỗi khi ra ngoài đường, hay kể cả khi là đi tập thể dục.Sử dụng note để học tiếng Nhật ôn thi N1. Học N1 thì ngữ pháp, chữ Hán rất quan trọng. Nên vở ghi chép là cần thiết.Học ngoại ngữ theo topic và sử dụng flashcards nếu cần thiết.Đọc sách ngoại ngữ trước khi đi ngủ.Viết blog bằng tiếng Nhật ít nhất một lần mỗi tuầnNói chuyện tiếng Nhật hoặc tiếng Anh. Từ hồi về Việt Nam thi thoảng mình có nhắn tin, gọi điện nói chuyện với mấy đứa ở bên Nhật. Thôi thì “mặt dày” tí đôi lúc nhắn tin gọi điện hỏi thăm, vừa gọi là quan tâm bạn bè mà vừa được giao tiếp tiếng Anh tiếng Nhật.

Tất nhiên để master được 2 ngoại ngữ trong cùng 1 thời gian thì phải rất kiên trì và chăm chỉ. Với một năm nghỉ ngơi quý báu thì mình càng không được lãng phí thời gian này và sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu đã đề ra cho năm 2019.

Hi vọng bài viết này phần nào có ích cho những người đang học 2 ngoại ngữ, và mình cũng mong muốn được nhận được nhiều sự chia sẻ từ mọi người. Cheers!

Bài viết liên quan