Con sao biển biết bơi không

Share:

Có rất nhiều người thắc mắc rằng sao biển có biết bơi không và chúng di chuyển bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về vấn đề khá thú vị này.Bạn đang xem: Con sao biển biết bơi không


*

Sao biển có biết bơi không?

Tìm hiểu chung về sao biển

Sao biển có tên khoa học là Starfish, tuy nhiên chúng lại không phải là một loài cá. Đây là một loài động vật da gai thuộc họ Asteroidea.

Loài sinh vật này không phải là cá vì chúng không có vảy, mang, vây và cách di chuyển cũng không giống cá.

Bạn đang đọc: Con sao biển biết bơi không

Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có khoảng 1.500 loài sao biển khác nhau và sinh sống ở tất cả các đại dương.

Đa số các loài sinh vật này có 5 cánh tay phân bố xung quanh phần thân. Tuy nhiên, có một số ít sao biển có 10, 20 và thậm chí là 40 cánh tay. Đặc biệt, những chiếc tay này có thể mọc lại nếu như chúng bị mất.

Phần trên lưng của con sao biển thường được bao phủ bởi một lớp gai, mặt dưới thì mềm. Loài động vật không xương sống này có màu sắc rất sặc sỡ từ màu đỏ, cam, xanh lam, xám hoặc nâu. Những màu sắc khác nhau sẽ giúp chúng có thể lẩn trốn kẻ thù.

Kích thước của chúng cũng rất đa dạng, một số loài nhỏ hơn bàn tay nhưng số khác lại rất lớn.

Loài động vật này được đánh giá là một loài rất phàm ăn. Thức ăn ưa thích của chúng là thịt, động vật không xương sống, giun, tảo, ngao,…. Thậm chí chúng còn ăn các loài sao biển và động vật cùng họ da gai khác.

Miệng của chúng nằm ngay bên dưới phần thân. Sau khi bắt được con mồi, những cánh tay của sẽ đưa thức ăn vào miệng để tiêu hóa.

Kẻ thù trong tự nhiên của loài động vật này là hải quỳ, cua biển, cá, mòng biển, rái cá và các loài sao biển khác. Khi bị đe dọa thì chúng phun ra các bọt có chất độc và mùi khó chịu để xua đuổi kẻ thù. Ngoài ra, lớp gai ở trên lưng cũng là một lớp bảo vệ rất hữu hiệu.

Con sao biển có biết bơi không?

Cũng giống như câu hỏi san hô là động vật hay thực vật thì nhiều người cũng không biết sao biển có biết bơi hay không. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy con sao biển là một loài không biết bơi.

Vậy sao biển di chuyển bằng cách nào? Nhờ những cánh tay khỏe khoắn, loài động vật không xương sống này di chuyển bằng cách lướt dưới đáy biển hoặc trên các rạn san hô. Các ống trong cánh tay sẽ bắn nước để tạo lực đẩy giúp cho cơ thể di chuyển. Ngoài ra, sao biển cũng tận dụng các dòng nước và sóng biển để di chuyển.

Để thay đổi hướng trong quá trình di chuyển, sao biển tận dụng lực đẩy nước trong ống của một số cánh tay trên cơ thể. Một trong các xúc tu sẽ được lựa chọn để định hướng đi, các tay còn lại sẽ đẩy có thể đi về hướng đó.

Do đó, nếu sao biển muốn đổi hướng di chuyển thì nó chỉ cần dùng một xúc tu để xác định hướng đi và điều khiển các xúc tu còn lại đẩy cơ thể theo hướng phù hợp.


*

Hình ảnh sao biển dạt lên bờ

Một số đặc điểm thú vị về sao biển

Sau khi tìm hiểu về con sao biển có biết bơi không và cách di chuyển của chúng thì hãy cùng tìm hiểu về những điều thú vị khác của loài sinh vật này.

Xem thêm: Thiết Kế Giàn Trồng Rau Sạch Tại Nhà Đẹp Rau Tốt, 43 Kệ Trồng Rau Tại Nhà Tphcm Ý Tưởng

Không chỉ đa dạng về loài và màu sắc, loài động vật này còn có nhiều đặc điểm rất thú vị dưới đây.

Sao biển không có máu và não

Máu của sinh vật này thực chất chỉ là nước biển lọc. Chúng sẽ hút nước biết qua miệng, đi qua tấm sàng rồi đẩy qua tim để lọc và chuyển tới các bộ phận trên cơ thể.

Loài sinh vật này cũng không có não tuy nhiên hệ thống dây thần kinh của sao biển rất nhạy bén với ánh sáng, nhiệt độ, định hướng và trạng thái của dòng nước xung quanh. Nhờ đó, chúng có thể dễ dàng di chuyển và săn mồi.

Sao biển không chỉ có 5 cánh

Nhiều người cho rằng loài động vật này có 5 cánh. Tuy nhiên, có một số loài sao biển có nhiều hơn 5 cánh, thậm chí là 10, 20 hoặc 40 xúc tu trên cơ thể.

Mắt của chúng nằm trên những xúc tu

Mắt của sao biển không có ở phần thân mà chúng nằm ở cuối của mỗi cánh tay. Tuy nhiên, mắt của chúng nhìn không được rõ nét mà chỉ cảm nhận được ánh sáng. Các hoạt động của chúng phụ thuộc chủ yếu vào hệ thần kinh nhạy bén của chúng.

Cánh của sao biển có thể mọc lại

Đây là điều khiến cho rất nhiều người ngạc nhiên, bởi việc tái tạo một bộ phận lớn của cơ thể là rất khó. Tuy nhiên, nếu tay của sao biển bị mất chúng có thể phát triển một cái mới sau đó.

Trong một số trường hợp bị mắc kẹt, chúng có thể cắt bỏ cánh tay của mình để thoát ra ngoài. Sao biển chỉ cần một bộ phận nhỏ trên cơ thể để phát triển thành một cá thể hoàn toàn mới. Tuy nhiên, quá trình tái tạo của chúng diễn ra không quá nhanh, phải mất gần 1 năm để xúc tu mới có thể phát triển hoàn thiện.

Sao biển được bảo vệ bằng lớp áo giáp trên lưng

Loài sinh vật này thường sử dụng màu sắc của cơ thể để lẩn trốn kẻ thù. Phần trên của chúng được bao phủ bởi một lớp canxicacbonat và những chiếc gai nhỏ. Bộ phận này có chức năng bảo vệ sao biển khỏi những kẻ săn mồi như chim, rái cá biển, cua biển,…


*

Trên lưng của con sao biển có nhiều gai nhỏ để chống lại kẻ săn mồi

Tập tính sinh sản bằng 2 cách khác nhau

Rất khó để phân biệt được cá thể đực và cái của loài sinh vật này. Sao biển có thể sinh sản bằng phương pháp hữu tính và vô tính.

Đối với cách sinh sản hữu tính, cá thể đực và cái sẽ giải phóng tinh trùng và trứng vào trong nước. Khi trứng kết hợp với tinh trùng sẽ nở ra ấu trùng và phát triển thành sao biển trưởng thành.

Nếu sinh sản vô tính bằng cách tái sinh bộ phận của mình. Một cánh tay hoặc bộ phận sẽ có thể phát triển thành một cá thể sao biển trưởng thành, tuy nhiên quá trình này diễn ra rất lâu.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi sao biển có biết bơi không và những đặc điểm của loài sinh vật này. Tuy không biết bơi nhưng chúng có thể sử dụng các xúc tu để có thể di chuyển linh hoạt dưới nước và cả trên cạn.

Thực trạng bảo tồn động vật hoang dã: Môi trường sống bị thu hẹp và nạn buôn bán trái pháp luật các loài động thực vật hoang dã dẫn đến tình trạng nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. Nước ta là một trong những trạm trung chuyển của các đường dây buôn bán động vật hoang dã. Bài viết https://www.presseportal.de/pm/121790/3489366 cho thấy tính cấp thiết của việc ngăn chặn và chấm dứt tình trạng này.

Bài viết liên quan