CHÚA TỂ RỪNG XANH LÀ CON GÌ

Share:
Thời sự Giáo dục Kết nối Trao đổi Khoa học Trẻ Văn hóa Gia đình Khỏe - Đẹp Thế giới Thể thao Media
*

*

GD&TĐ - Theo quan niệm dân gian, sư tử là chúa tể của muôn loài. Nhưng trong thực tế, hổ mới là kẻ chiến thắng trong mọi cuộc chiến một - một. Phải chăng quan điểm nhiều năm nay đến lúc cần thay đổi, loài hổ mới thực sự là vua?
*

*

*

Người La Mã xưa từng tổ chức những trận đấu giữa sư tử châu Phi và hổ châu Á tại các đấu trường để mua vui. Ngày nay, đôi lúc tại các vườn thú cũng xảy ra những cuộc đụng độ giữa 2 loài mèo to xác này và chúng nhanh chóng biến thành những cuộc chiến khủng khiếp, khiến người chứng kiến kinh sợ.

Bạn đang đọc: Chúa tể rừng xanh là con gì

Theo trang LifesLittleMysteries, loài hổ thường giành chiến thắng trong cuộc chiến tại đấu trường La Mã khi xưa và những cuộc chạm trán tình cờ trong các vườn thú ngày nay. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thế.

Craig Saffoe, nhà sinh vật học và người phụ trách chăm sóc loài mèo to xác này tại vườn thú quốc gia Smithsonian (Mỹ), cho biết: "Hổ và sư tử, mỗi loài đều có thế mạnh riêng và kết quả của cuộc chiến thường phụ thuộc bản thân mỗi cá thể, như kinh nghiệm trận mạc, cách tấn công hay thể chất của chúng".

Thông thường 2 loài này có kích thước gần tương đương. Theo Saffoe, một con sư tử đực châu Phi trưởng thành và một con hổ Bengal đực trưởng thành thường nặng từ 180 đến 190kg. Bờm của loài sư tử được xem như lớp áo giáp bảo vệ cổ của nó và cũng cho thấy sư tử đực sinh ra là để chiến đấu. Sư tử luôn sống theo bầy, vì thế trong suốt quá trình phát triển, sư tử đực thường xuyên có những cuộc tập trận thật sự và chúng cũng luôn phải làm thế để chứng tỏ mình đủ sức đảm nhận vai trò của con đầu đàn.

Xem thêm: Bình Sữa Moyuum Có Hàng Giả Không ? Bình Sữa Moyuum Có Hàng Giả?

Mặc dù kinh nghiệm chiến đấu có thể là một lợi thế của sư tử, nhưng chính lối sống theo bầy cũng là yếu điểm lớn nhất của chúng khi so với hổ. Một nghiên cứu cho thấy, thường 2 - 3 con sư tử sẽ họp thành một nhóm để chiến đấu chống lại kẻ nào xâm phạm lãnh thổ, còn hổ lại tác chiến đơn độc. Sự khác biết này ảnh hưởng đến bản năng của 2 loài. Sư tử rất thích kiểu vờn bắt con mồi, bởi chúng biết rằng luôn có sự hỗ trợ phía sau của các con cùng bầy.

Trong khi đó, hổ thường rất hung hăng, mỗi khi tấn công luôn nhắm vào cổ họng của đối thủ và phải đánh cho đến chết mới thôi. Đó là do suốt quá trình tiến hoá, hổ không bao giờ nhận được sự giúp đỡ của đồng loại trong quá trình đi săn. Do đó đây là một lợi thế không nhỏ của hổ khi đối đầu với sư tử.

Ở một thử nghiệm khác, các nhà động vật học ở Mỹ đã cho 1 con hổ và 1 con sư tử có cùng số cân nặng, cùng độ tuổi và có chế độ ăn uống giống nhau, bỏ đói chúng và thả vào đó 1 miếng thịt. Hai con dã thú đói ăn đã lao vào chiến đấu giành sự sống. Kết quả của những lần thí nghiệm như vậy với những con hổ và sư tử khác nhau cho kết quả là 70% hổ thắng.

Vậy tại sao loài hổ lại có được ưu thế như vậy trong khi những nghiên cứu cho thấy sư tử có sức mạnh cơ bắp lớn hơn, uy lực của bộ hàm và có bộ bờm bảo vệ? Đó là bởi hổ dẻo dai và khéo léo hơn, cơ mưu hơn trong những lần chiến đấu. Đó chính là kết quả của lối sống độc lập thay vì bầy đàn như sư tử.

Hổ có thể chiến thắng sư tử khi "chơi" một đấu một, nhưng nếu chiến đấu theo bầy đàn thì bên nào thắng? Rõ ràng là đàn hổ khi đó sẽ không có cửa thắng đàn sư tử, do không có thói quen và kỹ năng kết hợp với nhau, không được rèn luyện tính đồng đội từ nhỏ như sư tử.

Quan trọng hơn cả, đàn hổ không biết được những lợi ích khi có đồng đội hỗ trợ. Kết quả là trong khi sư tử ngày càng mạnh mẽ và thống trị những vùng thảo nguyên rộng trong thế giới động vật thì hổ, dù là cá thể mạnh nhất nhưng lại đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Đó là bởi đàn sư tử đi cùng nhau, là nỗi ám ảnh của tất cả các loài động vật khác, ngay cả đối với những tên săn bắn trộm. Trong khi hổ lại không thể thắng nếu gặp một bầy sói đông, hay có thể bị sát hại bởi cả những thợ săn đơn lẻ.

Bài viết liên quan