Cấu Trúc Của 1 Bài Tiểu Luận

Share:

Đối với những bạn sinh viên, tiểu luận là 1 trong những bài tập thường xuyên phải làm. Bài này sẽ giúp các bạn hiểu cấu trúc bài tiểu luận để có 1 bài luận đi đúng vào trọng tâm, đạt điểm cao nhé.

Bạn đang đọc: Cấu trúc của 1 bài tiểu luận

Tiểu luận không đơn giản chỉ là những bài tập trong hoạt động nghiên cứu mà còn là những bài tập về cách thức giao tiếp. Tiểu luận cho bạn cơ hội để chứng tỏ bạn có thể làm được những gì; rằng bạn hiểu được câu hỏi đặt ra; hiểu được các vấn đề liên quan; và rằng bạn đã đọc khá đầy đủ về các vấn đề đó.

Tiểu luận cũng cho phép bạn thể hiện khả năng suy nghĩ phân tích, và buộc bạn phải tuân theo một phương thức học tập sâu sắc và hiệu quả. Chính bởi những lý do này mà các bài tiểu luận thường được chọn như một hình thức để đánh giá ở các trường Đại học. Hình thức đánh giá này thường được lồng ghép vào các bài tập trong từng giai đoạn của một môn học và trong các kỳ thi. Hầu hết sinh viên sẽ được yêu cầu thể hiện khả năng học hỏi của mình thông qua hình thức đánh giá này trong suốt chương trình đào tạo của họ.


Quy trình viết tiểu luận

*

Mỗi bước đều quan trọng. Tuy nhiên một số sinh viên không có sự chuẩn bị đầy đủ cho các bước phân tích câu hỏi, lên kế hoạch và biên tập, có lẽ một phần do thời gian dành cho bài tập là không đủ. Việc phân tích câu hỏi một cách sơ sài vẫn có thể tạo nên một bài luận với cách viết rất chỉnh chu, tuy nhiên không trả lời câu hỏi đặt ra hoặc không bám sát chủ đề. Việc lên kế hoạch một cách qua loa thường dẫn đến một bài luận có cấu trúc không chặt chẽ và gây khó khăn cho người đọc trong việc theo dõi. Thất bại trong việc biên tập bài luận có thể làm cho bài viết có nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc chấm câu.

Cấu trúc một bài tiểu luận

Cấu trúc một bài tiểu luận thường bao gồm 3 phần chính là: mở đầu/giới thiệu, nội dung và kết luận. Mỗi phần, mục giới thiệu, phần nội dung và kết luận, đều có mục đích cụ thể. Điều này cũng có nghĩa là người đọc sẽ tìm kiếm những đặc điểm mong đợi trong mỗi phần đó.

Tóm tắt tiểu luậnCác đoạn văn
Mở đầu/giới thiệuĐịnh hướng người đọc

Nhận diện trọng tâm/mục đích

Giới hạn phạm vi

Chỉ ra ý chính của toàn bài

Nội dung (phần thân)Câu chủ đề 1

Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ


Câu kết luận 1

Câu chủ đề 2

Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ

Câu kết luận 2

Câu chủ đề 3

Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ…

Câu kết luận 3

Kết luậnNhắc lại ý chính của toàn bài

Tóm tắt những luận điểm

Một bài tiểu luận truyền thống không gồm các đề mục. Ngược lại nó sẽ gồm những đoạn văn, và mỗi đoạn sẽ có ý hoặc mục đích lý luận riêng mà tác giả cần phải làm rõ bằng việc sử dụng những câu chủ đề để chỉ rõ quan điểm của mình. Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.

Xem thêm: Kem Dưỡng Ẩm Aveeno Review, Review Aveeno Daily Moisturizing Lotion

Tuy nhiên, các giảng viên đã trở nên linh hoạt hơn trong những tiêu chí đặt ra cho sinh viên và trong một số trường hợp đã cho phép sinh viên sử dụng các đề mục trong những bài tiểu luận của mình. Các bài tiểu luận kiểu này thường được gọi là ‘’tiểu luận theo dạng báo cáo”. Tốt nhất hãy luôn luôn hỏi giảng viên của bạn về việc họ có cho phép sử dụng các tiêu đề hay không nếu bạn không chắc.

Nhiều sinh viên thấy rằng sử dụng tiêu đề có thể giúp họ cấu trúc bài tiểu luận cho rõ ràng hơn. Nếu bạn cũng thấy điều này đúng nhưng giảng viên không cho phép bạn sử dụng các đề mục, hãy sử dụng các đề mục khi viết nháp, và sau đó chuyển chúng thành những câu chủ đề trong từng đoạn văn trước khi bạn nộp bài tiểu luận cuối cùng của mình.

Cách viết tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận

Bạn được yêu cầu phải trích dẫn tài liệu tham khảo trong và cuối bài tiểu luận.

Bạn phải ghi rõ tài liệu tham khảo mỗi khi sử dụng công trình của người khác dù bạn có dùng chính từ ngữ của mình để diễn đạt ý của họ (paraphrased) hay trích dẫn nguyên văn (direct quoted).



*

Written by Science Vietnam


Science Vietnam được thành lập với mong muốn: cung cấp kiến thức - kết nối sinh viên với sinh viên, sinh viên với doanh nghiệp trong ngành Công Nghệ Thực Phẩm.

Bài viết liên quan