Cách ứng xử khi bị hiểu lầm

Share:
Trong cuộc sống luôn có người hiểu lầm bạn, hiểu lầm lời nói của bạn, hành vi của bạn. Rất nhiều điều chúng ta cũng chẳng thể làm được gì, cho nên sau cùng bản thân mình sống tốt đẹp là được.

Bạn đang đọc: Cách ứng xử khi bị hiểu lầm


“Tôi có cảm giác những gì người khác hình dung về tôi hoàn toàn khác với con người thật của tôi. Có thể là do tôi ít nói, nhưng ngay cả khi tôi cởi mở, có vẻ như mọi người vẫn không thực sự “hiểu” được tôi. Làm thế nào tôi có thể ít cảm thấy bị mọi người hiểu lầm hơn?”

Việc bị hiểu lầm cô đơn lắm. Thật khó để nói chuyện với mọi người khi cảm giác như hầu hết những gì bạn nói đều truyền tải không đúng nội dung quan trọng. Đối với những người thường xuyên cảm thấy bị hiểu lầm, việc giao tiếp có thể gây khó chịu, mệt mỏi và thất vọng.

Vấn đề này thực sự bình thường hơn bạn nghĩ. Vào năm 2018, 27% người trưởng thành cho biết họ hiếm khi hoặc không bao giờ cảm thấy được người khác thấu hiểu và gần phân nửa cho biết họ cảm thấy cô đơn hoặc bị mất kết nối. Việc mất kết nối xã hội và sự cô đơn có những tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần và có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.

Bài viết này sẽ xem xét những câu hỏi phổ biến, nguyên nhân gây ra cảm giác bị hiểu lầm và đưa ra những lời khuyên về cách giải quyết vấn đề này.

Những lý do khiến bạn cảm thấy bị hiểu lầm

Có nhiều lý do khiến bạn có thể cảm thấy bị mọi người hiểu lầm, bao gồm:

Bạn là người hướng nội, nhút nhát, dè dặt hoặc ít nói;Bạn có nhiều nỗi bất an;Bạn rất hay lo lắng về việc bị phán xét;Bạn phóng đạimọi thứ bạn nói;Bạn không giỏi đọc các tín hiệu xã hội (các tín hiệu thể hiện thông qua khuôn mặt, cơ thể, giọng nói, chuyển động);Bạn lạm dụng lời châm biếm hoặc sự hài hước;Bạn là một người không kiên định và luôn cố gắng thay đổi để làm vừa lòng người khác;Bạn che giấu những suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm thật sự của mình;Bạn cảm thấy mình khác biệt với hầu hết mọi người;Bạn không được là chính mình khi ở bên cạnh người khác;Bạn không chắc mình thực sự là ai;Bạn khó biểu lộ cảm xúc của mình.

Điều quan trọng đề cập đến là nhiều trong số những hành vi này bị chi phối bởi các vấn đề tiềm ẩn như hội chứng sợ xã hội hoặc lòng tự trọng thấp. Mặc dù một vài kế hoạch được liệt kê dưới đây có thể giúp bạn giao tiếp một cách rõ ràng hơn, nhưng việc giải quyết những vấn đề này cũng quan trọng không kém. Bạn có thể tự mình xử lý thông qua những quyển sách tự lực chữa chứng lo âu, các khóa học trực tuyến để cải thiện những kỹ năng xã hội và trở nên tự tin hơn hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia trị liệu trực tuyến tại BetterHelp (cổng trực tuyến cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần thông qua tương tác dựa trên web cũng như liên lạc qua điện thoại và tin nhắn).

Có nhiều cách để giao tiếp rõ ràng và giúp mọi người hiểu bạn dễ dàng hơn. Đơn giản như việc thực hiện những thay đổi nhỏ trong cách bạn nói chuyện với mọi người cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong các mối quan hệ của bạn. Dưới đây là một số cách cải thiện khả năng giao tiếp của bạn để người khác có thể hiểu bạn dễ dàng hơn.

1. Xác định mục tiêu của bạn

Mọi sự tương tác đều có một mục tiêu. Đôi khi ý định rất rõ ràng, chẳng hạn như gọi điện cho một người bạn để chia sẻ tin tức hoặc giải thích một dự án cho ai đó tại nơi làm việc. Trong môi trường xã hội, mục tiêu có thể là tương tác tích cực với ai đó, hiểu rõ họ hơn hoặc để họ hiểu được bạn. Khi bạn xác định được mục tiêu của mình sớm hơn, việc đó có thể giúp bạn tập trung vào cuộc trò chuyện và truyền tải thông điệp theo ý muốn một cách rõ ràng. Điều này sẽ làm cho các cuộc trò chuyện của bạn thẳng thắn hơn và người đối diện dễ dàng hiểu bạn hơn.

*

2. Giao tiếp quyết đoán hơn

Giao tiếp quyết đoán là cách thể hiện rõ ràng và thẳng thắn với mọi người cũng đồng thời được tôn trọng. Bạn quyết đoán khi nói thẳng vào vấn đề, tiết lộ chủ ý của bạn và thành thực về những gì bạn nghĩ, cảm nhận và mong muốn. Bạn có thể rèn luyện tính quyết đoán hơn bằng cách sử dụng câu nói bắt đầu bằng đại từ “Tôi”, giúp bạn giao tiếp một cách rõ ràng và dễ hiểu. Câu nói bắt đầu bằng đại từ “Tôi” là những câu tuân theo dạng sau:

Tôi nghĩ _______ bởi vì ________Tôi cảm thấy ________ khi bạn ______, và tôi muốn ________Tôi cần ________ vì _________

3. Kiểm tra sự thấu hiểu

Một cách khác để tránh sự hiểu lầm là tìm kiếm các tín hiệu xã hội và kiểm tra sự thấu hiểu. Nếu ai đó gật gù và có vẻ quan tâm khi nghe bạn nói, có lẽ bạn đang truyền đạt một cách rõ ràng. Nếu họ tỏ vẻ bối rối hoặc bạn không thể hiểu rõ họ, bạn có thể kiểm tra sự thấu hiểu bằng cách vận dụng một trong những cách thức sau:

Hãy hỏi, “điều đó có hợp lý không?” trước khi tiếp tục;Hãy hỏi, “bạn còn câu hỏi nàokhông?”;Hãy nói, “Tôi không quá tự tin vào khả năng diễn đạt của mình, vì vậy hãy cho tôi biết nếu bạn chưa rõ ở đâu nhé”.

4. Làm sáng tỏ khi cần thiết

Nếu ai đó không hiểu và bạn thì không biết tại sao, bạn có thể cần hỏi những câu tiếp theo để tìm ra phần nào còn chưa rõ ràng. Hãy hỏi, "Phần nào không hợp lý?" hoặc, "bạn đã nghe thấy gì?" có thể giúp bạn biết những khoảng trống nào cần được lấp đầy. Đôi khi, vấn đề là họ không hiểu chủ ý của bạn. Nếu đúng như vậy, việc làm rõ có thể liên quan đến việc giải thích quan điểm của bạn. Qua việc xác nhận lại với mọi người, bạn có thể giải tỏa được những hiểu lầm một cách dễ dàng.

5. Biểu cảm nhiều hơn

Mọi người thường dựa vào các tín hiệu phi ngôn ngữ để hiểu nhau, vì vậy, việc quá khắc kỷ hoặc tẻ nhạt sẽ khiến mọi người khó hiểu bạn. Nếu bạn nói giọng đều đều hoặc không bao giờ cười hay thay đổi nét mặt, hàm ý đằng sau lời nói của bạn có thể không rõ ràng. Đôi khi, sự lo lắng có thể là nguồn gốc của vấn đề này, điều khiến bạn căng thẳng và trở nên giống một con robot hơn là một người bình thường. Thư giãn và biểu cảm nhiều hơn sẽ giúp mọi người hiểu bạn dễ dàng hơn.

6. Chọn lọc những gì bạn nói

Khi bạn lo lắng, bạn có thể tập trungquá nhiều vào sự tương tác, thay vào đó, hãy cố gắng điều chỉnh và chọn lọc mọi điều bạn nói. Nếu vấn đề nằm ở chính bạn, những cuộc trò chuyện của bạn có thể gây ra cảm giácgượng ép và lúng túng, đồng thời bạn sẽ khó có thể giao tiếp một cách tự nhiên với mọi người. Bằng cách chọn lọc những gì bạn nói, bạn sẽ cảm thấy thoải máihơn khi ở gần mọi người và có thể bạn sẽ nói nhiều hơn. Hoạt ngôn hơn cũng là một cách tuyệt vời để cải thiện kỹ năng xã hội của bạn thông qua thực hành và đưa ra thêm nhiều thông tin để mọi người đúc kết khi họ đang cố gắng hiểu bạn.

Xem thêm: Violympic Học Hay Thi Ngay Giỏi Hơn Mỗi Ngày, Trạng Nguyên, Violympic Toán: Bí Quyết Luyện Thi Đạt Giải Cao

7. Thay đổi kỳ vọng của bạn

Nếu bạn cảm thấy bị hiểu lầm, bạn có thể có những cái nhìn tiêu cực về các tương tác xã hội, cho rằng mọi người sẽ không thể thông cảm với bạn hoặc bạn không có điểm chung với bất kỳ ai. Những suy nghĩtiêu cực này có thể khiến bạn trông đợi vào những tín hiệu từ chối và có vẻ bạn sẽ cố tìm ra, ngay cả khi chúng chẳng hề tồn tại. Với những kỳ vọng tích cực hơn, bạn có thể thay đổi hoàn toàn thói quen này và có khả năng cảm thông và kết nối với mọi người tốt hơn.

Hãy thử tiếp cận sự tương tác của bạn với những kỳ vọng tích cực hơn như:

Tôi có thể tìm thấy điểm chung với mọi người;Hầu hết mọi người đều thân thiện;Nếu tôi cởi mở với mọi người, tôi có thể làm quen những người bạn mới;Mọi người muốn tìm hiểu về tôi nhiều hơn.

8. Phá vỡ các quy tắc của riêng bạn

Nếu bạn dè dặt trước mặt người khác, bạn có thể có những quy tắc cứng rắn quyết định những gì bạn có thể và không thể nói. Mặc dù những quy tắc này bảo vệ thế giới nội tâm của bạn, nhưng chúng cũng có thể cô lập và ngăn cách bạn với những người khác. Nhận biết bất kỳ quy tắc nào có thể cản trở bạn trong các tình huống xã hội và cân nhắc phá vỡ những quy tắc đang ngăn cách bạn với mọi người. Những quy tắc như “không nói về bản thân”, “là người đầu tiên rời đi” hoặc “giữ bình tĩnh” có thể cần phải được phá bỏ nếu mục tiêu của bạn là để mọi người hiểu mình nhiều hơn.

9. Hiểu rõ hơn về bản thân

Nếu bạn không hiểu rõ về bản thân, có khi thật khó để biết liệu bạn có đang thành thật với mọi người hay không. Vì bạn không thể được thông cảm nếu không hoàn toàn đáng tin, sự tự nhận thức về bản thân là điều cần thiết. Có nhiều cách để trở nên tự ý thức hơn, bao gồm thực hiện bài kiểm tra tính cách hoặctrau dồi phong cách giao tiếp của bạn. Những hoạt động như viết nhật ký, trị liệu và thực hành chánh niệm (ngồi, đi bộ, đứng hoặc thiền định v.v) cũng có thể giúp bạn phát triển khả năng tự nhận thức. Bởi vì có thể rất khó để nhìn nhận bản thân một cách khách quan, việc hỏi ý kiến phản hồi từ bạn thân hoặc thành viên gia đình cũng có thể giúp bạn tự nhận thức rõ hơn.

Chúng tôi đề xuất dịch vụ tư vấn BetterHelp về việc trị liệu trực tuyến, vì họ cho phép nhắn tin cho bác sĩ trị liệu bất cứ lúc nào, tham gia buổi trị liệu hàng tuần và chi phí rẻ hơn nhiều so với việc đến văn phòng của một bác sĩ trị liệu thực tế. Họ cũng có giá cạnh tranh hơn Talkspace (dịch vụ trị liệu trực tuyến khác thông qua trang web hoặc ứng dụng di động) cho những gì bạn nhận được. Bạn có thể tìm hiểu thêm về BetterHelp tại đây.

Những câu hỏi phổ biến về cảm giác bị hiểu lầm

Bởi vì rất nhiều người phải vật lộn với cảm giác bị hiểu nhầm, một vài câu hỏi nhất định thường xuyên xuất hiện trên các trang web như Google, Reddit và Quora. Dưới đây là những giải đáp cho những câu hỏi phổ biến nhất của mọi người về cảm giác bị hiểu nhầm.

*

Tại sao mọi người hiểu lầm tôi?

Nếu cảm thấy không ai hiểu được mình, bạn có thể đang phải vật lộn với hội chứng sợ xã hội, nỗi bất an hoặc những niềm tin tiêu cực về bản thân. Việc quá cẩn trọng với những gì bạn nói cũng có thể khiến bạn không cởi mở và thành thật với mọi người, khiến mọi người khó hiểu được bạn.

Bạn sẽ làm gì khi ai đó hiểu sai ý của bạn?

Khi rõ ràng là ai đó hiểu sai ý của bạn, thông thường bạn có thể xem xét lại và làm rõ chủ ý của mình hoặc lý do mình nói hoặc làm điều gì đó. Bằng cách đó, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn về việc tương tác và có thể hoá giảinhững hiểu lầm bạn thường gặp phải.

Làm thế nào để bạn hoá giảimột sự hiểu lầm?

Những hiểu lầm thường có thể được hoá giải khá dễ dàng. Bạn có thể chủ độnglàm điều này trong một khoảng thời gian hợp lý bằng cách hỏi xem có sự hiểu lầm nào không và diễn đạt lại ý của bạn theo một cách khác. Nếu mãi sau này bạn mới nhận ra, vòng trở lại cuộc trò chuyện để giải quyết mọi việc là một ý kiến hay.

Làm thế nào để bạn giải quyết những hiểu lầm trong tình bạn?

Khi được làm sáng tỏ, những hiểu lầm thực sự có thể củng cố tình bạn, xây dựng lòng tin và sự gần gũi. Nỗ lực tích cực để làm rõ những hiểu lầm với bạn bè của bạn để họ biết rằng bạn quan tâm đến họ và chứng tỏ rằng tình bạn này là quan trọng đối với bạn.

Kết luận

Sự hiểu lầm luôn xảy ra trong các mối quan hệ, nhưng khi chúng xảy ra liên tục, điều đó có thể khiến mọi người cảm thấythiếu được cảm thông và đơn độc. Bằng việc chú ý đến các tín hiệu xã hội, xác nhận rằng mọi người hiểu được bạn và làm sáng tỏ ý của bạn, sự hiểu lầm sẽ không xảy ra thường xuyên và cũng sẽ không là vấn đề quá lớn để giải quyết. Việc cảm nhận được thấu hiểu nhiều hơn có thể giúp bạn dễ dàng xây dựng mối quan hệ thân thiết với mọi người hơn, điều này sẽ giúp bạn hạnh phúc, khỏe mạnh và viên mãn hơn.

Bài viết liên quan