BÉ BỊ MUỖI ĐỐT NỔI MỤN NƯỚC

Share:
Trẻ con thường rất hiếu động và thích khám phá thế giới xung quanh nên việc bị muỗi hoặc côn trùng đốt là không thể tránh khỏi. Khi bị muỗi hoặc côn trùng đốt trẻ sẽ rất khó chịu vì vết đốt sẽ sưng lên, ngứa và nổi mụn nước. Vậy nên làm sao để khắc phục được tình trạng này, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Bé bị muỗi đốt nổi mụn nước


Nguyên nhân nổi mụn nước sau khi bị muỗi và côn trùng đốt

Sau khi bị muỗi hoặc côn trùng đốt, cơ thể bé sẽ tự sinh ra phản ứng miễn dịch của hệ miễn nhiễm trong cơ thể với nọc độc của muỗi hoặc côn trùng làm cho vết đốt đỏ, sưng lên, ngứa khó chịu.

*


Đối với những bé có làn da nhạy cảm thì tình trạng này càng tồi tệ hơn vì bị ngứa nên bé sẽ gãi mạnh làm cho làn da bị trầy xước và tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn và tạo nên mụn nước.

Khi trẻ nhà bạn gặp tình trạng này thì bạn nên chữa trị kịp thời để vùng da bị muỗi hoặc côn trùng đốt đó không bị viêm loét hoặc để lại sẹo và vết thâm ảnh hưởng đến làn da của trẻ.

Bị muỗi và côn trùng đốt thành mụn nước phải làm sao?

Khi phát hiện ra bé bị muỗi và côn trùng đốt, điều cần làm nhất đó chính là không cho bé tiếp xúc với vùng da đó để tránh bị tổn thương hoặc trầy xước. Tiếp theo mẹ phải vệ sinh cẩn thận khu vực bị đốt để ngăn chặn không cho vi khuẩn phát triển thêm gây hậu quả xấu hơn.

*

Ngoài ra, còn tùy theo độ tuổi của từng bé mà mẹ nên chọn những cách điều trị sao cho phù hợp nhất theo hướng dẫn dưới đây:

Với những bé từ 0 – 3 tháng tuổi: Nếu bé bị muỗi đốt thì cách nhanh nhất và hữu hiệu nhất là mẹ bôi trực tiếp sữa mẹ lên vùng da bị đốt, các kháng khuẩn có trong tự nhiên của sữa mẹ sẽ giúp cho vết đốt không bị sưng và không để lại vết sẹo thâm.

Với bé có độ tuổi lớn hơn, ngay khi vừa bị muỗi và côn trùng đốt sẽ xuất hiện những mụn nước li ti thì cha mẹ có thể pha loãng dấm, nước muối loãng hoặc nước cốt chanh xoa rồi xoa nhẹ lên nốt muỗi đốt sẽ rất hiệu quả làm cho vết đốt không bị ngứa và sưng giúp trẻ dễ chịu hơn.

Mẹ cũng có thể sử dụng một miếng khoai tây cắt lát để xoa vào chỗ muỗi đốt cho bé càng sớm càng tốt. Cách này cũng giúp cho vết muỗi đốt không bị sưng, ngứa và không để lại sẹo và vết thâm trên da bé.

Xem thêm: Trương Vô Kỵ Đặng Siêu - Ỷ Thiên Đồ Long Ký (Phim Truyền Hình 2009)

Khi bị muỗi hoặc côn trùng đốt mẹ cũng có thể chườm đá lạnh, trà túi lọc để bé giảm ngứa và giúp vết thương không lan rộng.

Ngoài những cách làm từ dân gian, mẹ cũng có thể thoa các loại thuốc được làm từ các thành phần thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn giúp giảm ngứa, kháng viêm để vết đốt nhanh lành. Nếu tình trạng nặng hơn thì tốt nhất nên đưa trẻ đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, tư vấn và điều trị thích hợp.

Cách phòng tránh muỗi và côn trùng đốt cho bé

Ai cũng biết rằng phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh. Vì vậy nên các mẹ nên thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng tránh trẻ bị muỗi và côn trùng đốt nhé.

*

Luôn giữ cho cơ thể con được sạch sẽ, tránh để trẻ ra nhiều mồ hôi vì khi ra nhiều mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho muỗi và côn trùng tấn công.

Không nên sử dụng xà phòng, nước hoa hay mùi gì tạo ra hương thơm từ trẻ vì muỗi và một số côn trùng bị thu hút bởi mùi hương của cơ thể.

Khi ngủ nên mắc màn kỹ cho trẻ, thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh những nơi chứa nước đọng sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi nảy nở.

Nên mặc quần áo màu sáng và dài tay cho bé hoặc cho con chơi ở những nơi thoáng mát sạch sẽ tránh những nơi ẩm ướt hay bụi rậm.

Luôn dự trữ sẵn thuốc diệt côn trùng, kem chống muỗi, kem giảm ngứa để xử lý ngay sau khi muỗi đốt tránh những tình trạng nặng hơn.

Trên đây là những thông tin về việc bé bị muỗi và côn trùng đốt nổi mụn nước mà các mẹ cần nắm rõ. Các mẹ có thể tham khảo để kịp thời áp dụng khi bé yêu nhà mình bị muỗi hoặc côn trùng đốt nhé. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh!

Bài viết liên quan